đặc điểm địa hình đồng bằng duyên hải miền trung

Đồng bằng duyên hải miền Trung là một dải các đồng bằng duyên hải ở miền Trung Việt Nam, kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Do theo cấu tạo địa chất, địa hình, vị trí với đường xích đạo, chí tuyến đã dẫn tới việc phân chia rõ rệt về khí hậu, thời tiết thành 2 vùng riêng biệt là Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Vậy Đặc trưng nổi bật của đồng bằng duyên hải miền trung nước ta là gì?

Câu hỏi: Đặc trưng nổi bật của đồng bằng duyên hải miền trung nước ta là gì?

Bạn đang xem: đặc điểm địa hình đồng bằng duyên hải miền trung

A. Địa hình thấp và bằng phẳng.

B. Đồng bằng phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

C. Có nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất nước ta.

D. Có khả năng mở rộng thêm diện tích canh tác.

Đáp án:

Đáp án đúng là đáp án B: Đặc trưng nổi bật của đồng bằng Duyên hải miền Trung là hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp.

Lý giải việc chọn đáp án B là đáp án đúng

Đồng bằng nước ta chiếm khoảng 1/4 diện tích lãnh thổ, được chia thành 2 loại : Đồng bằng châu thổ sông và đồng bằng ven biển.

– Đồng bằng châu thổ sông : gồm đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Hai đồng bằng này đều được thành tạo và phát triền do phù sa sông bồi tụ dân trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

Xem thêm: consume là gì

+  Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ, được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình, đã được con người khai phá từ lâu đời và làm biến đối mạnh. Đồng bằng rộng khoảng 15 nghìn km2, địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do có đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không còn được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trùng ngập nước ; vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm.

+ Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) là đồng bằng châu thổ được bồi tụ phù sa hằng năm của hệ thống sông Mê Công. Khác với đồng bằng sông Hồng, đóng bằng sông Cửu Long rộng hơn, diện tích khoảng 40 nghìn km2, địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Về mùa lũ, nước ngập trên diện rộng, còn về mùa cạn, nước triếu lấn mạnh. Gần 2/3 diên tích đóng bằng là đất mặn, đất phèn. Đồng bằng có các vùng trùng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên,… là những nơi chưa được bối lấp xong.

– Đồng bằng ven biển: Dải đồng bằng ven biến miền Trung có tổng diện tích khoảng 15 nghìn km2. Biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành dải đồng bằng này nên đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông. Đồng bằng phần nhiều hẹp ngang và bị chia cất thành nhiều đồng bằng nhỏ.

+  Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp vì khu vực có lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang (nơi hep nhất là 50 km), có các dãy núi chạy hướng Tây – Đông ăn lan ra sát biển chia cắt đại hình thành các mảnh nhỏ.(Ví dụ: dãy Bạch Mã, Hoành Sơn…).

Giải thích nguyên nhân không chọn các phương án còn lại

Các phương án khác chưa đúng, chưa chính xác hoàn toàn hoặc còn thiếu:

+ Phương án A: địa hình thấp và bằng phẳng không phải là đặc trưng rõ rệt của vùng đồng bằng duyên hải Trung Bộ mà là của đồng bằng sông Cửu Long.

+ Phương án C: có nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất nước ta là sai. Sông ngòi đồng bằng duyên hải Trung Bộ ngắn nhỏ, ít phù sa, thềm lục địa hẹp và sâu nên quá trình bồi tụ phù sa sông diễn ra ít.

+ Phương án D: có khả năng mở rộng thêm diện tích canh tác cũng không phải đặc trưng của đồng bằng duyên hải Trung Bộ. Chỉ một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn như đồng bằng Thanh Hoá của hệ thống sông Mã, sông Chu, đồng bằng Nghệ An (sông Cả), đồng bằng Quảng Nam (sông Thu Bồn) và đồng bằng Tuy Hoà (sông Đà Rằng).

Do đó phương án B là phương án chính xác cho câu hỏi Đặc trưng nổi bật của đồng bằng duyên hải miền trung nước ta là gì?

Xem thêm: subsequent là gì