kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây

Tôm thẻ chân trắng hiện nay đang được bà con ứng dụng nuôi khá phổ biến vì có giá trị kinh tế cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, sức đề kháng tốt, năng suất lớn, rất phù hợp với các loại hình nuôi thâm canh và bán thân canh tại Việt Nam. Tuy nhiên để giúp vụ nuôi được thành công hơn, tôm phát triển đồng đều hơn, bà con có thể tham khảo kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây qua bài viết dưới đây.

Lịch sử hình thành và phát triển của tôm thẻ chân trắng

Bạn đang xem: kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây

– Tôm thẻ chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên là tôm Bạc, bình thường có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi tôm chân trắng. Chuỳ là phần kéo dài tiếp với bụng. Dưới chuỳ có 2 – 4 răng cưa, đôi khi có tới 5 – 6 răng cưa ở phía bụng. Những răng cưa đó kéo dài, đôi khi tới đốt thứ hai.

– Tôm thẻ chân trắng (Bone 1931) là tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển Pêru đến Nam Mê-hi-cô, vùng biển Equađo; Hiện tôm chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông á và Đông Nam á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonexia, Malaixia và Việt Nam.

Tôm chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh, chúng lớn nhanh hơn tôm sú ở tuổi thành niên. Trong điều kiện tự nhiên từ tôm bột đến tôm cỡ 40 g/con mất khoảng thời gian 180 ngày hoặc từ 0,1 g có thể lớn tới 15 g trong giai đoạn 90 – 120 ngày. Là đối tượng nuôi quan trọng sau tôm sú.

– Tôm chân trắng thành thục sớm, con cái có khối lượng từ 30 – 45 g/con là có thể tham gia sinh sản. Ở khu vực tự nhiên có tôm chân trắng phân bố thì quanh năm đều bắt được tôm chân trắng. Song mùa sinh sản của tôm chân trắng ở vùng biển lại có sự khác nhau ví dụ: ở ven biển phía Bắc Equađo tôm đẻ tử tháng 12 đến tháng 4. Lượng trứng của mỗi vụ đẻ phụ thuộc vào cỡ tôm mẹ: Nếu tôm mẹ từ 30 – 45g thì lượng trứng từ 100.000 – 250.000 trứng, đường kính trứng 0.22mm.

Một số kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây

Cải tạo ao nuôi tôm thẻ thẻ chân trắng

Trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây thì việc cải tạo ao rất quan trọng và góp phần đến thành công của mùa vụ

Trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thì cải tạo ao là việc rất quan trọng

Trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây là công đoạn cải tạo ao nuôi rất quan trọng. Để cải tạo ao nuôi thành công bà con cần làm sạch ao nuôi tôm, tháo hết nước, phơi đáy ao khoảng 10-15 ngày.

+ Sau khi cải tạo ao nuôi tôm xong bà con mới tiến hành xả nước ngập ao khoảng 20cm để tiêu diệt tạp và tiêu độc ao bằng vôi sống  hoặc chlorin khoảng từ 3-6 ngày.

+ Sau khi tháo hết nước trong ao và bơm nước sạch vào rửa ao 3 lần, cuối cùng bơm nước vào đầy ao nuôi sâu khoảng 2m.

Không chỉ vậy trong quá trình nuôi tôm bà con cũng nên tham khảo các loại men vi sinh như Bottom-Up để xử lý đáy ao, làm sạch nguồn nước. Khi thấy tảo trong ao nuôi phát triển mạnh và có hiện tượng khí độc xuất hiện nhiều trong ao thì sử dụng vi sinh Bac-Up để ổn định màu nước, làm giảm nồng độ khí độc trong ao.

Cách bón phân màu nước nuôi tôm thẻ chân trắng

Quá trình cải tạo ao nuôi sau khi được tiến hành cẩn thận và an toàn thì bà con mới tiến hành bón phân gây màu nước. Bón phân đạm và phân lân theo tỷ lệ 1/9, bón 1,5kg/ha để gây nuôi sinh vật làm thức ăn lúc đầu cho tôm. Điều chỉnh độ trong của nước ao trên dưới 40cm.

Lựa chọn và thả giống tôm thẻ chân trắng

+ Trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây thì việc lựa chọn tôm giống cũng rất quan trọng. Bà con nên lựa chọn tôm giống ở những nơi uy tín nhất trên thị trường và đặc biệt bà con cũng nên xét nghiệm tôm bằng phương pháp PCR để phát hiện các bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng. Và hiện nay Nuôi tôm an toàn đang cung cấp máy Pockit Micro cầm tay giúp xét nghiệm, phát hiện nhanh, sàng lọc bệnh hiệu quả.

Sử dụng máy Pockit Micro để kiểm tra và phát hiện bệnh trên tôm thẻ nhanh nhất

Xem thêm: inside là gì

+ Bà con nên lựa chọn tôm giống đều và cùng lứa, cơm tôm dài khoảng 1cm. Mật độ thả tôm khoảng từ 15000con/ha. Thời gia thả tôm bà con nên thả vào buổi chiều, lúc nhiệt độ trong ao mát và người thả đứng ở đầu hướng gió thả tôm giống nhẹ nhàng xuống ao nuôi tôm.

Cách quản lý ao nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền Tây

+ Sau khi thả tôm xuống ao thì việc chăm sóc ao tôm cũng rất quan trọng. Bà con cần thường xuyên theo dõi và quan sát tôm cũng như là nước ao để điều chỉnh sao cho phù hợp với môi trường sống của tôm thẻ chân trắng.

+ Điều chỉnh chất lượng nước, thường xuyên kiểm tra nước trong ao nuôi tôm, nếu thấy nước có dấu hiệu vơi bớt thì tiến hành cấp thêm nước khoảng từ 10-30%/ ngày, giữ độ trong khoảng từ 40-60cm, độ mặn khoảng từ 10-25%.

+ Nên cho tôm ăn đúng, đủ lượng và không nên cho ăn thừa quá nhiều. Bà con cũng nên lựa chọn kích thước thức ăn của tôm sao cho phù hợp với tùng giai đoạn nuôi là lưu ý quan trọng không thể bỏ qua trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây.

+ Đồng thời cũng nên thường xuyên bổ sung thêm các khoáng chất, vitamin và men tiêu hóa vào thức ăn hàng ngày của tôm để giúp tăng thêm sức đề kháng và kích thích khả năng bắt mồi của tôm.

+ Ngoài ra bà con cũng có thể tham khảo và cho tôm ăn thêm chế phẩm tự nhiên CompreZyme giúp cung cấp nhiều loại enzyme thiết yếu mà tôm không thể tự tổng hợp được, cần thiết cho việc chuyển hóa các loại protein trên. Đồng thời CompreZyme còn làm giảm hệ số chuyển đổi thức ăn FCR, cải thiện hệ miễn dịch cho tôm.

Chế phẩm tự nhiên CompreZyme giúp tăng cường hệ miễn dịch cho tôm

Thu hoạch và bảo quản sản phẩm

Khi thấy tôm đạt kích cỡ 60-80con/kg thì tiến hành thu hoạch, tốt nhất là lúc sau khi tôm lột xác từ 5-7 ngày để tránh tỷ lệ hao hụt khi thu hoạch tôm.

Và để kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây đạt hiệu quả kinh tế cao, bà con nên thu hoạch vào sáng sớm thì tôm sẽ không bị sốc nhiệt khi gặp nhiệt độ quá cao trong thời tiết nắng nóng. Sau khi tôm thu hoạch lên bà con nên cho tôm nào thùng nhiều đá để tránh bị đục cơ, giữ được màu tươi của tôm.

Trên đây là những chia sẻ của Nuôi tôm an toàn về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bà con có một vụ mùa bội thu. Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như là thắc mắc cần tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline 19002620 để được gặp chuyên gia.

Từ khóa tìm kiếm liên quan:

  • kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt
  • kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh
  • kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng 2017
  • kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng quảng canh
  • kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng

 

Xem thêm: miracle là gì