Top 7 bài Trình bày suy nghĩ về việc cần làm để phát triển trí tuệ của bản thân


Bạn đang gặp khó khi làm bài văn Trình bày suy nghĩ về việc cần làm để phát triển trí tuệ của bản thân? Đừng lo! Hãy tham khảo những bài văn mẫu đã được tuyển chọn và biên soạn với nội dung hay nhất của Top lời giải dưới đây để nắm được cách làm cũng như bổ sung thêm vốn từ ngữ nhé. Chúc các bạn có một tài liệu bổ ích!

Bạn đang xem: Top 7 bài Trình bày suy nghĩ về việc cần làm để phát triển trí tuệ của bản thân

Trình bày suy nghĩ về việc cần làm để phát triển trí tuệ của bản thân – Bài mẫu 1

Top 7 bài Trình bày suy nghĩ về việc cần làm để phát triển trí tuệ của bản thân ngắn gọn, hay nhất

      Xã hội loài người ngày càng phát triển, thì vai trò của trí thức lại càng được nâng cao. Tri thức là những hiểu biết của con người và nhân loại được đúc kết qua sự phát triển từ thời xa xưa đến ngày nay. Tri thức bao gồm tất cả những khả năng, kĩ năng, hiểu biết của con người về kiến thức văn hóa cũng như tự nhiên, xã hội. Tri thức có vai trò rất lớn trong đời sống văn hóa xã hội. Nó tác động trực tiếp đến các lĩnh vực của kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục,… Tri thức là chất xám đưa đất nước đi lên, sánh vai với cường quốc năm châu. Một đất nước có người dân đạt trình độ cao về trí thức mức sống của người dân được cải thiện hơn, con người được hạnh phúc hơn. Xã hội từ đó yên bình hơn, trở nên văn minh và giàu đẹp hơn. Đối với mỗi người, tri thức lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Con người có thành công hay không là do tri thức của mỗi người. Người có tri thức cao thì sẽ có khả năng làm việc, ứng xử tốt hơn. Tri thức giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn. vậy mà hiện nay vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu được tầm quan trọng của tri thức, có lối sống ăn chơi, đua đòi mà không học hành. Những người này thật đáng phê phán. Tóm lại, tri thức có vai trò rất lớn trong đời sống. Vì vậy mỗi chúng ta hãy trau dồi tri thức cho mình để hoàn thiện bản thân hơn nữa.

Trình bày suy nghĩ về việc cần làm để phát triển trí tuệ của bản thân – Bài mẫu 2

      “Nếu ta không gieo trồng tri thức khi còn trẻ, nó sẽ không cho ta bóng râm khi ta về già” (Lãnh chúa Chesterfield). Thật vậy, thứ bạn gieo đi là học vấn, tài năng, sáng tạo của bản thân. Thì sau này, thứ bạn nhận lại sẽ là hạnh phúc thành công. Bởi, hành trình của bạn đang đi, bạn cần: sự tự tin, sự kiên trì, sự lạc quan, ý chí, sự may mắn, giúp đỡ của người khác. Và quan trọng, chúng ta cần phải có cho mình kiến thức vững chắc. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể tin tưởng vào bản thân mình và sẵn sàng cống hiến tài năng của bản thân cho đất nước. Bởi trí tuệ là ngọn đuốc soi rõ đường đi cho bạn; và thứ tạo nên ngọn lửa ấy chính là ở tài năng sáng tạo, tư duy tốt đẹp của bạn.

      Vậy “trí tuệ” là gì? Theo bạn, “trí tuệ” là gì? Là việc bạn hoạt động về trích dẫn? Là việc bạn sáng tạo, tư duy bản thân? Là tài năng để xây dựng đất nước? Là khả năng vượt qua khó khăn, thử thách để kiên trì trên con đường thành công? Tất cả điều ấy đều đúng. Và là những điều tạo nên trí tuệ cho bạn. Như vậy, “trí tuệ” là kết quả của hoạt động trí thức dựa trên lý trí, dùng đến lý luận, khái niệm, ngôn từ, và chủ yếu gồm những sự hiểu biết, những kiến thức đã được gom góp lại. Trong đạo Phật, “trí tuệ” cũng được gọi là trí huệ, bởi vì cùng một chữ Hán có thể đọc là tuệ hay huệ.

      “Bộ lông làm đẹp con công, trí tuệ làm đẹp con người” (Ngạn ngữ Nga). Thật vậy, có trí tuệ, bạn sẽ có thể sẵn sàng đương đầu mọi khó khăn, để cống hiến cho đất nước. Tại sao trí tuệ lại quan trọng như vậy ư? Thật hay. Trí tuệ như một con đường mà bạn đi được một đoạn, bạn sẽ hiểu biết thêm được nhiều điều tốt đẹp. Bạn sẵn sàng lật dở những trang khó khăn của cuộc đời, nghĩa là bạn đang tiếp thu cho mình những học vấn của sự thành công, vấp ngã để đứng lên trong cuộc sống. Trí tuệ nếu đi kèm cùng sức mạnh của sự kiên trì, nỗ lực thì bạn thật là một người thành công. Khi đó bạn sẽ có được cho mình được học vấn, có cho mình được sự kiên định trên cung đường thành công của mình. Bạn có được trí tuệ, kiên trì, bạn sẽ như con diều gặp gió, cất cánh bay cao, bay xa, đạt đến những điều mình ao ước. Trí tuệ và nỗ lực, nó còn giúp bạn xây dựng cho mình một con đường thành công. Con đường đó sẽ do bạn tự tìm kiếm, tự khám phá và bước đi cho đến đích cuối là thành công. Nếu trí tuệ đi kèm với tình yêu thương, thì bạn sẽ trở thành một người vĩ đại và hạnh phúc. Tình yêu thương gắn kết con người lại gần nhau hơn. Cho con người sự đồng cảm, sẻ chia, cảm thông với người khác. Sự thông minh, trí tuệ sẽ giúp bạn biến những yêu thương ấy thành thực tiễn, để những người đang gặp phải khó khăn, sẽ nhận được từ bạn sự giúp đỡ, trân trọng. Trí tuệ cho bạn nhiều hơn những gì bạn bỏ ra. Bạn bỏ ra quãng thời gian để học tập tại trường lớp, tại nhà thầy cô, để tự tìm kiếm tài liệu sách vở với mục đích tự học,… Bạn bỏ ra ý chí, nghị lực phấn đấu trên con đường học tập của bản thân. Và thứ bạn nhận lại thật xứng đáng và cao đẹp. Trí tuệ sẽ không đến dễ dàng, nó là chuỗi quá trình mà bạn phải hàng ngày rèn luyện học tập để có được. Và khi có được nó, bạn cần phải khiêm tốn, tiếp tục bổ sung kiến thức cho mình, để trí tuệ của bạn thật vững chắc. Đối với xã hội hay đối với chính bản thân bạn, thì trí tuệ đều là một điều kiện vô cùng thiết yếu, không thể thiếu được trong chặng đường thành công của bạn. Như vậy, trí tuệ sẽ giúp bạn có thể xây dựng được cho mình được ước mơ và sẵn sàng đạt được ao ước ấy.

      Newton chính là tấm gương sáng cho một người có trí tuệ vĩ đại. Ông là nhà toán học, vật lý học, cơ học, thiên văn học vĩ đại người Anh. Sinh ra thiếu tháng, là một đứa trẻ yếu ớt, thường phải tránh những trò chơi hiếu động của bạn bè. Tuy nhiên, bằng khả năng trời phú, ông đã tự tạo ra những trò chơi cho mình và trở thành người tài năng cho đất nước. Hay đó là Bill Gates – một người giàu trí tuệ và tình yêu thương con người. Bill Gates đỗ Đại học Harvard, theo học ngành Luật sư. Nhưng, chỉ một thời gian sau đó, ông đã quyết định dừng việc học của mình, cùng với một số những người bạn tập trung vào việc kinh doanh. Không lâu sau đó, nhờ trai tuệ hơn người, Bill Gates đã thành lập nên công ty Microsoft. Không chỉ vậy, ông còn dùng 95% khối tài sản của mình để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trên thế giới. Như vậy, trí tuệ thật vĩ đại, nó giúp con người thành công, hạnh phúc và giàu lòng nhân hậu, bao dung giới người khác.

      Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có những kẻ không biết nhận ra giá trị trí tuệ của bản thân. Không chịu nỗ lực học tập để đạt được trí tuệ ấy. Chỉ biết mãi dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. Không tự sức mình vươn lên. Những kẻ như vậy thật đáng trách, đáng bị lên án, phê phán. Và muốn làm được như vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta cần tích cực học tập, rèn luyện bản thân hoàn chỉnh cả về đạo đức và trí tuệ. Để một ngày không xa, chúng ta là những người xây dựng đất nước phát triển.

      “Rễ của tri thức thì đắng, nhưng quả của nó thì ngọt” (Cicero). Thật vậy, trí tuệ là chặng đường mà bạn phải trải qua khó khăn, thử thách. Bạn cần sẵn sàng vấp ngã bất cứ khi nào. Nhưng, khi bạn giọt qua hết được những điều ấy, bạn sẽ nhận được thành quả xứng đáng. Bởi, trí tuệ là do bạn xây dựng nên, nó có thành công hay không cũng do bạn mà nên.

Trình bày suy nghĩ về việc cần làm để phát triển trí tuệ của bản thân – Bài mẫu 3

      Một trong những yếu tố quan trọng giúp ta đạt được thành công chính là nhờ trí tuệ cảm xúc. Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa và tác động của nó với những người xung quanh. Con đường đến với thành công luôn đầy chông gai thử thách, đòi hỏi mỗi người phải có ý chí nghị lực, hơn thế còn cần sự giúp đỡ của rất nhiểu người xung quanh. Người có trí tuệ cảm xúc tốt dễ thành công hơn người khác vì họ biết nắm bắt cảm xúc của người khác, biết thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại thành công trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc không chỉ bởi Người có trí tuệ sáng suốt mà còn nhờ vào ý chí nghị lực phi thường và sự giúp đỡ của bạn bè năm châu. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người quá coi trọng việc học tập rèn luyện trí thông minh (IQ) mà không quan tâm đến việc trau dổi trí tuệ cảm xúc. Họ có thể rất tài giỏi nhưng kiêu ngạo và cô độc. Để trở thành người hạnh phúc và thành đạt, mỗi chứng ta bên cạnh việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cẩn bồi dưỡng thêm cho mình trí tuệ cảm xúc.

Trình bày suy nghĩ về việc cần làm để phát triển trí tuệ của bản thân – Bài mẫu 4

      Trong cuộc sống, bạn có thể đã từng gặp những người có kỹ năng giao tiếp rất tốt. Trong mọi tình huống, họ dường như luôn biết cách cư xử khéo léo để chúng ta không cảm thấy bị xúc phạm hoặc bực bội. Thậm chí, ngay cả khi chúng ta không tìm ra giải pháp cho vấn đề, họ cũng làm chúng ta cảm thấy lạc quan và có thêm niềm tin.

      Cũng có khi bạn gặp những “bậc thầy” trong việc điều khiển cảm xúc. Khi phải làm việc dưới áp lực, họ không cáu giận mà có khả năng nhìn thẳng vào vấn đề và bình tĩnh tìm ra giải pháp. Họ là những người có khả năng ra quyết định đúng đắn và biết khi nào có thể tin vào trực giác của mình. Họ luôn sẵn lòng thừa nhận những nhược điểm của mình và biết tiếp thu những lời phê bình để phát triển bản thân.

      Có điểm gì chung giữa những người đề cập ở trên? Đó là họ đều giàu trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence). Họ hiểu rất rõ về bản thân và có thể cảm nhận được cảm xúc của người khác.

      Ngày nay, cũng như năng lực chuyên môn, trí tuệ cảm xúc càng lúc càng đóng vai trò quan trọng đối với thành công của con người trong sự nghiệp. Những nhà tuyển dụng có xu hướng sử dụng chỉ số trí tuệ cảm xúc như một tiêu chí đánh giá năng lực con người khi tuyển dụng và đề bạt.

      Vậy trí tuệ cảm xúc là gì và làm sao để nâng cao trí tuệ cảm xúc? Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác động của chúng đối với những người xung quanh. Trí tuệ cảm xúc bao hàm cả việc nhận thức người khác: khi bạn hiểu cảm xúc của mọi người, bạn sẽ kiểm soát các mối quan hệ hiệu quả hơn.

      Những người giàu trí tuệ cảm xúc thường thành công trong cuộc sống vì họ làm người xung quanh cảm thấy dễ chịu khi tiếp xúc với họ. Khi họ gửi e-mail, mọi người thường trả lời ngay. Khi họ cần giúp đỡ, họ sẽ dễ dàng nhận được. Chính vì thế, cuộc sống của người giàu trí tuệ cảm xúc thường dễ chịu hơn những người dễ cáu giận bực bội.

      Theo Daniel Goleman, một nhà tâm lý học người Mỹ, trí tuệ cảm xúc có 5 đặc điểm sau:

 Hiểu rõ chính mình 

Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình nên không bao giờ để chúng chế ngự. Đồng thời, họ cũng rất nghiêm khắc khi đánh giá bản thân. Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc.

 Kiểm soát bản thân

Những người có khả năng kiểm soát bản thân thường không để mình nổi giận hoặc nảy sinh lòng ghen tỵ thái quá, và họ cũng không ra những quyết định ngẫu hứng, bất cẩn, mà luôn nghĩ suy nghĩ trước khi hành động. Nhờ biết kiểm soát bản thân, họ luôn suy nghĩ chín chắn, thích ứng tốt với sự thay đổi, chính trực và biết nói “không” khi cần thiết.

Giàu nhiệt huyết

Những người giàu trí tuệ cảm xúc thường làm việc rất tận tụy, với hiệu quả cao. Họ sẵn lòng hy sinh thành quả trước mắt để đạt được thành công lâu dài. Họ thích được thử thách và luôn làm việc một cách hiệu quả.

Biết cảm thông

Đây có lẽ là thành tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm thông là việc bạn đồng cảm và hiểu được ước muốn, nhu cầu và quan điểm của những người sống quanh bạn. Những người biết cảm thông thường rất giỏi trong việc nắm bắt cảm xúc của người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất. Nhờ vậy, họ luôn biết cách lắng nghe người khác và thiết lập quan hệ với mọi người. Họ không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn hay phán đoán tình huống quá vội vàng. Họ luôn sống chân thành và cởi mở.

Kỹ năng giao tiếp

Xem thêm: vegetable đọc tiếng anh là gì

Thật là thoải mái khi được tiếp xúc với những người giỏi giao tiếp – một đặc điểm khác của trí tuệ cảm xúc. Những người giỏi giao tiếp thường có khả năng làm việc nhóm tốt. Họ quan tâm đến việc giúp người khác phát triển và làm việc hiệu quả hơn là thành công của chính mình. Họ biết cách tranh luận hiệu quả và là những bậc thầy trong việc thiết lập và duy trì quan hệ xã hội.

      Như vậy, trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng để giúp bạn đạt đến thành công trong cuộc sống, đặc biệt là trong sự nghiệp. Quản lý con người và các mối quan hệ là kỹ năng quan trọng của mọi nhà lãnh đạo, vì thế nâng cao và vận dụng trí tuệ cảm xúc trong công việc là một cách thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn. Vậy đâu là phương cách tối ưu để bạn có thể tích lũy và nâng cao dạng trí tuệ đặc biệt này của mình?

Trình bày suy nghĩ về việc cần làm để phát triển trí tuệ của bản thân – Bài mẫu 5

      Con đường dẫn đến thành công không thể bỏ qua “trí tuệ cảm xúc”

      Trí tuệ xúc cảm lần được hiểu theo nghĩa: đó là 70% số trường hợp những người có chỉ số IQ trung bình làm việc tốt hơn những người có chỉ số IQ cao. Nó nằm vô hình trong mỗi chúng ta, gây ra ảnh hưởng đến cách chúng ta điều khiển hành vi, phân tích yếu tố xã hội, đưa ra quyết định cá nhân để đạt được kết quả tích cực.

      Nếu như người có IQ cao là những người mang trong mình những dấu hiệu của trí tuệ xúc cảm như: đầu tiên họ phải là những người có một vốn từ vựng cảm xúc mạnh mẽ do họ làm chủ được bản thân và thấu hiểu bản thân; luôn luôn tò mò về người khác; biết điểm mạnh điểm yếu và dễ thay đổi; biết nói không trong những trường hợp nhất định; không quên nhưng biết bỏ qua sai lầm và cuối cùng là không cầu toàn và hài lòng với những gì mình đang có. Những dấu hiệu trên chính là việc tự điều chỉnh trí tuệ cảm xúc trong cuộc sống.

      Vậy còn những người không có khả năng tự chủ về trí tuệ cảm xúc thỉ ngược lại họ có vốn từ vựng không cao, không điều chỉnh được cảm xúc của bản thân và dễ nổi cáu trong công việc… chính vì vậy, việc điều chỉnh trí tuệ cảm xúc là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công và hạnh phúc của mỗi người, giúp mỗi cá nhân xây dựng các mối quan hệ bền vững, tinh thông trong công việc chuyên môn, giải quyết vấn đề và quản lý cảm xúc hiệu quả thông qua quá trình rèn luyện qua hoạt động và thói quen hàng ngày thể hiện:

      Đầu tiên: bạn phải luôn tập trung vào mặt tích cực của bản thân mình, phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của bản thân. Bạn bỏ ngay suy nghĩ mình không có ích gì cho cuộc sống này, quá kém cỏi. Bạn đã bao nhiêu lần tự so sánh mình với người khác để rồi tự buồn một mình.

      Chỉ vì những suy nghĩ tiêu cực đấy, bạn đã tự thu nhỏ bản thân mình. Chính vì vậy đừng bao giờ để suy nghĩ của người khác áp đặt vào tâm lý của bạn. Hãy đặt ra cho mình mục tiêu và tận dụng những điểm mạnh của bản thân để hướng đến cái đích cao nhất.

      Hai là: phải kết giao với những người có suy nghĩ tích cực bởi vì họ là những người đem đến cho bạn động lực cao trong cuộc sống, Có câu nói: “Những mối quan hệ của bạn có thể mở rộng thêm tầm nhìn nhưng cũng có thể bóp nghẹt những giấc mơ của bạn”. Bạn sẽ cảm thấy vui vẻ, hào hứng hơn khi bạn tiếp xúc với những người có suy nghĩ tích cực. Họ sẽ truyền thêm cho bạn nguồn cảm hứng cũng như là động lực thôi thúc bạn.

      Ba là: luôn hướng đến tương lai và loại bỏ quà khứ: Tư tưởng của chúng ta thường bị cuốn hút vào những gì đã qua.

      Bốn là: không ngừng học hỏi và phát triển theo hướng độc lập và tự chủ:

      Năm là: luôn tìm cách làm cho cuộc sống trở lên vui vẻ và mới mẻ.

      Và cuối cùng: chính là việc sử dụng thời gian một cách thông minh sẽ giúp cho bạn nên danh sách được những công việc một cách cụ thể và hợp lý.

Trình bày suy nghĩ về việc cần làm để phát triển trí tuệ của bản thân – Bài mẫu 6

      Một trong những yếu tố quan trọng giúp ta đạt được thành công chính là nhờ trí tuệ cảm xúc. Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa và tác động của nó với những người xung quanh. Con đường đến với thành công luôn đầy chông gai thử thách, đòi hỏi mỗi người phải có ý chí nghị lực, hơn thế còn cần sự giúp đỡ của rất nhiều người xung quanh. Người có trí tuệ cảm xúc tốt dễ thành công hơn người khác vì họ biết nắm bắt cảm xúc của người khác, biết thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại thành công trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc không chỉ bởi Người có trí tuệ sáng suốt mà còn nhờ vào ý chí nghị lực phi thường và sự giúp đỡ của bạn bè năm châu. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người quá coi trọng việc học tập rèn luyện trí thông minh (IQ) mà không quan tâm đến việc trau dổi trí tuệ cảm xúc. Họ có thể rất tài giỏi nhưng kiêu ngạo và cô độc. Để trở thành người hạnh phúc và thành đạt, mỗi chứng ta bên cạnh việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cẩn bồi dưỡng thêm cho mình trí tuệ cảm xúc.

Trình bày suy nghĩ về việc cần làm để phát triển trí tuệ của bản thân – Bài mẫu 7

      Trong bất kì xã hội hay thời kỳ nào thì vai trò của trí thức đều vô cùng quan trọng. Tri thức là một nhân tố vô cùng thiết yếu tạo nên sự giàu mạnh của một quốc gia, dân tộc, là nền tảng cho sự phát triển. Đặc biệt, trong xã hội ngày nay, tri thức thực sự ngày càng khẳng định được vai trò lớn của mình đối với đời sống con người.

      Vậy tri thức là gì? Tri thức là khái niệm chỉ những hiểu biết về khoa học, văn học, lịch sử, đời sống xã hội mà con người chiếm lĩnh được. Là những hiểu biết của nhân loại được đúc kết quả hàng trăm thế kỷ phát triển từ thời xa xưa đến ngày nay. Vốn trí thức của nhân loại là vô bờ bến như những đại dương mênh mông nước, dồi dào sự sinh sôi và phát triển. Về chính trị, đối với mỗi quốc gia, nguồn nhân lực có tri thức dồi dào luôn là niềm tự hào và tạo nên sức mạnh lớn. Ngày xưa, cha ông ta đã có biết bao hào kiệt anh tài với tài ba thao lược, võ giỏi, văn hay. Bởi vậy mà ta lực lượng yếu vẫn thắng địch giành lại độc lập cho dân là nhờ vào trí, vào mưu lược, vào những chiến thuật khôn ngoan của các vị minh quân biết nhìn xa trông rộng, hiểu thế thời, biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng.

      Xã hội ngày nay, khi đất nước được thái bình, nền chính trị cần phải được xây dựng vững mạnh, quân đội phải được thao luyện, phải biết vạch ra những chiến lược lâu dài. Như vậy, đất nước cần có những người có tài năng và đức độ, hệ thống của nhà nước phải là những cán bộ cốt cán tài năng, có năng lực thực sự với nguồn tri thức và sức am hiểu lớn để lãnh đạo đất nước. Tức là những người tài năng nhất, giỏi giang nhất là những người có một tầm hiểu biết rộng, có vốn trí thức lớn để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, lo cho dân, lo cho nước.

      Về kinh tế, tri thức giữ vai trò rất lớn, đặc biệt là trong nền kinh tế tri thức hòa chung trong sự phát triển cả thế giới. Tri thức trở thành một nguồn nhân tố quan trọng, chất xám trở thành ngưỡng năng lượng đưa đất nước đi lên, sánh vai với cường quốc năm châu. Các ngành công nghệ thông tin ngày càng phát triển thay thế cho những ngành công nghiệp nặng, lấy sức lao động của con người làm hàng hoá. Những nhân tài về công nghệ thông tin, những bằng sáng chế độc quyền hay những sáng chế khoa học thúc đẩy sự phát triển của khoa học sản xuất ra đời đều được sáng tạo nhờ tri thức trên những nguyên lý cơ bản nhất.

      Đối với xã hội, văn hoá giáo dục, tri thức cũng góp tiếng nói của mình vào sự ổn định phát triển. Một đất nước có người dân đạt trình độ cao về trí thức thì tỉ lệ thất nghiệp sẽ ít đi, mức sống của người dân được cải thiện hơn, con người được hạnh phúc hơn. Xã hội ổn định, không bị những tệ nạn ma túy hay vấn nạn cướp bóc, trộm cướp cũng được hạn chế hơn, nhờ vậy mà đất nước trở nên văn minh và giàu đẹp hơn. Tri thức càng được coi trọng thì nền giáo dục càng được chú trọng lên hàng đầu, góp phần xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn và cung cấp được cho đất nước những nhân tài đưa đất nước ngày càng lớn mạnh hơn, góp phần nâng cao vị thế trên thế giới.

      Đối với mỗi người, tri thức lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Không có ai không học mà lại thành tài cả. Tất cả mỗi người muốn có cuộc sống đủ đầy, muốn nâng cao chất lượng đời sống và muốn sống có ích đều phải học tập. Bởi trí thức mang đến cho ta những hiểu biết thuộc bản chất của các hiện tượng đời sống, giúp ta tìm hiểu sâu về nguồn cội, về quá trình tiến hoá và cả những phát minh vĩ đại trên thế giới. Tri thức đưa ta đến những vùng trời mới của sư hiểu biết, thôi thúc ta khám phá , sáng tạo ra những cái mới cái hay. Tri thức giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn, biết lựa chọn những tinh hoa để tiếp nhận, rời xa những xấu xa, ích kỉ, nhỏ nhen tầm thường trong cuộc sống, biết “gạn đục khơi trong”, biết yêu thương nhiều hơn. Tri thức còn là bản lề để mỗi người cố gắng cho tương lai, là nền móng vững chắc để phát triển trí tuệ và kỹ năng thực hành, là ngọn đèn soi sáng trong đêm tối, là hành trang dẫn lối ta vào đời.

      Có thể thấy, thiếu tri thức là một lỗ hổng vô cùng lớn. Vậy mà, trên thực tế, ta vẫn thấy nhiều bạn trẻ chỉ mải mê ăn chơi, đua đòi mà không học hành. Một số bạn thì có lối suy nghĩ rằng không học vẫn có thể thành công, theo mình đây là một cách nghĩ sai lầm. Mọi con đường đi đến thành công đều thông qua học tập, không có học tập không có thành quả. Có lý thuyết vững chắc mới có thực hành, có học mới thành tài được. Vì vậy, chúng ta là những người trẻ, những hy vọng tương lai của nước nhà, cần hiểu được tầm quan trọng của trí thức, cố gắng học tập thật giỏi, trau dồi, rèn luyện cả đạo đức, tri thức và sức khoẻ của bản thân mình để phát triển một cách toàn diện. Biết nuôi dưỡng lý tưởng cao đẹp, những ước mơ lớn lao, vượt khỏi những đam mê thông thường hay những nhỏ nhen ích kỉ, những khó khăn của thực tại đời sống để vươn lên học tập.

      “Tri thức là sức mạnh”, hãy trau dồi tri thức để mang đến sức mạnh, lợi thế cho chính mình, cho quốc gia, dân tộc mình. Hãy là một vì sao lấp lánh tài năng, bản lĩnh và một trái tim đẹp.

—/—

Trên đây là một số bài văn mẫu Trình bày suy nghĩ về việc cần làm để phát triển trí tuệ của bản thân mà  đã biên soạn. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài. Chúc các em có một bài văn thật tốt!

Xem thêm: superannuation là gì